Lên ngôi Pavel_I_của_Nga

Tượng Hoàng đế Pavel ở phía trước cung điện Pavlovsk.

Ít lâu sau khi lên ngôi, Pavel đã cho chôn cất cha mình tử tế vào nghĩa trang hoàng gia ở Nhà thờ Pyotr và Pavel. Căm giận sự áp chế của mẹ mình với bản thân nhà vua khi ông còn mang tước Đại vương công, ông bãi bỏ mạnh mẽ nhiều chính sách của mẹ mình. Đầu tiên, ông cho lập trước một di chúc mang tên "Pauline", ghi rõ người sẽ kế ngôi một khi ông bị bệnh hay bị ám sát. Thứ hai là, mặc dù ông kết tội rất nhiều người theo chủ nghĩa Jacobin và đày ải những người có tội danh đơn giản là "mặc trang phục Paris" hay "đọc sách Pháp", ông lại cho phép người chỉ trích Ekaterina nổi tiếng nhất, Aleksandr Radishchev, trở về từ nơi đày ải Siberia. Bên cạnh Radishchev, Sa hoàng giải phóng N. Novikov từ pháo đài Schlüsselburg, và Tadeusz Kościuszko, nhưng đã giam giữ riêng dưới sự giám sát của cảnh sát.

Thời Pavel, quý tộc Nga xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều quý tộc hoạt động trong bộ máy chính quyền đã tham nhũng và ngày càng suy đồi. Để khắc phục, ông quyết tâm biến chúng thành một đẳng cấp có tính kỷ luật, nguyên tắc và trung thành, giống như một trật tự thời trung cổ. Do phải đối phó với khởi nghĩa nông dân và chiến tranh bên ngoài, các quý tộc Nga hầu hết là quân nhân. Các quý tộc - quân nhân giàu có như Kutuzov, Arakcheyev, và Rostopchin đều được nhà vua ban cho nhiều nông nô. Quý tộc nào không phục tùng chính sách của vua thì sẽ bị ông loại ra khỏi chính quyền: trước sau đã có 7 đại tướng, 333 viên tướng Nga đã bị loại khỏi chính quyền.

Về quân đội, ông bãi bỏ cải cách quân đội của Grigori Potemkin (thời Ekaterina II của Nga) và xây dựng quân đội theo mô hình của Phổ. Sa hoàng giới thiệu đồng phục của quân đội Phổ, ra lệnh quân đội Nga phải biết đi diễu hành vào mỗi buổi sáng ở trước cung điện, bất kể điều kiện thời tiết như thế nào[4]. Pavel ra các quy định phạt nặng nếu binh lính làm sai, tuy nhiên sau sự việc một trung đoàn diễu hành lâu tới 10 dặm đến Siberia mà binh lính mất trật tự do không chịu nổi quy định quân đội của Hoàng đế đưa ra[5], Pavel đã bãi bỏ quy định trên. Ông đã cố gắng để cải cách tổ chức của quân đội năm 1796 bằng cách giới thiệu Bộ luật Bộ binh, một loạt các hướng dẫn cho quân đội chủ yếu dựa trên sự trình diễn và vẻ đẹp của quân lính. Tuy nhiên, bộ luật này vấp phải sự chỉ trích của nhiều tướng lĩnh, nhất là đại tướng Aleksandr Vasilyevich Suvorov làm ngơ, cho rằng bộ luật này không có giá trị gì.

Với lượng tài chính dồi đào, ông đã xây dựng ba cung điện trong hoặc xung quanh thủ đô của Nga. Phần lớn được làm từ mối tình tình duyên dáng của ông với Anna Lopukhina.

Hoàng đế Pavel cũng đã ra lệnh quật mộ của Grigory Potemkin, tình nhân của mẹ mình, lấy thi hài và giã nhuyễn hài cốt, đem rải đi khắp nơi.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Pavel_I_của_Nga http://www.historytoday.com/richard-cavendish/murd... http://www.napolun.com/mirror/napoleonistyka.atspa... http://lichsuvn.net/trang-chu/2017/03/23/2331801-v... http://zork.net/~dsaklad/zakladMISC.html http://www.alexanderpalace.org/palace/Paul.html http://nationalism.org/patranoia/files/ragsdale-ts... http://gatchina3000.ru/pavel/ http://gatchina3000.ru/pavel/movie2003/ https://sputniknews.com/voiceofrussia/2010/08/03/1... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Paul_I...